Read the English version of the blog here
Liên minh Châu Âu (EU) là một thị trường rộng lớn và đa dạng, nơi các doanh nghiệp print-on-demand (POD) có thể tìm thấy nhiều cơ hội kinh doanh tiềm năng. Tuy nhiên, đây cũng là một khu vực đầy thách thức. Mặc dù thương mại điện tử tại EU phát triển chậm hơn so với Mỹ, nhưng những thay đổi gần đây cho thấy khu vực này đang dần bắt kịp, mở ra nhiều cơ hội hấp dẫn cho các nhà bán hàng trực tuyến. Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về thói quen mua sắm của người tiêu dùng EU, những xu hướng thương mại điện tử nổi bật với số liệu cụ thể, và các ngày lễ đặc trưng để giúp người bán POD khai thác thị trường châu Âu một cách hiệu quả.
Đặc điểm của người tiêu dùng EU: Điều gì làm họ khác biệt?
Các vùng miền ở châu Âu đều mang những nét văn hóa riêng biệt, ảnh hưởng trực tiếp đến thói quen và quyết định mua sắm của người dân. Chính sự đa dạng này đã tạo nên một thị trường tiêu dùng EU phong phú và đầy tiềm năng. Việc hiểu rõ những khác biệt văn hóa này sẽ giúp các nhà bán hàng POD tạo ra các sản phẩm phù hợp và xây dựng chiến lược bán hàng hiệu quả, tối ưu hóa cơ hội tại từng khu vực cụ thể.
Sở thích văn hóa đa dạng
Mỗi quốc gia trong EU mang đậm nét văn hóa riêng, tạo nên những sở thích tiêu dùng khác biệt. Chẳng hạn, người tiêu dùng Ý, đến từ quốc gia có ngành thiết kế phát triển mạnh mẽ, thường chuộng các sản phẩm thời trang hợp xu hướng, mang phong cách sành điệu. Những mặt hàng kết hợp giữa tính năng tiện dụng và thiết kế tinh tế thường rất được ưa chuộng tại đây.
Ngược lại, người tiêu dùng ở các nước Bắc Âu như Thụy Điển, Đan Mạch và Na Uy lại đề cao phong cách tối giản và tính đa năng, phản ánh tinh thần “ít nhưng chất” của thiết kế Scandinavia. Các chiến dịch marketing tập trung vào sự đơn giản, tiện ích và lợi ích môi trường thường có sức hút lớn đối với nhóm khách hàng này.
Để hiểu sâu hơn về văn hóa và hành vi tiêu dùng tại EU, bạn có thể tham khảo các nguồn sau:
- Báo cáo người tiêu dùng châu Âu: Eurostat và Statista cung cấp các nghiên cứu chi tiết về hành vi tiêu dùng, thói quen chi tiêu và dữ liệu nhân khẩu học.
- Báo cáo thường niên của Ecommerce Europe: Cung cấp cái nhìn toàn cảnh về thị trường thương mại điện tử EU, bao gồm dữ liệu theo từng quốc gia.
- Trang web Phòng Thương mại các nước: Các phòng thương mại như CCI Pháp hoặc AHK Đức chia sẻ thông tin hữu ích về thị trường địa phương, hỗ trợ doanh nghiệp nắm bắt cơ hội kinh doanh.
Sự quan tâm ngày càng tăng đối với sản phẩm bản địa và cá nhân hóa
Thích ứng với văn hóa địa phương là chìa khóa để chinh phục thị trường EU. Theo nghiên cứu từ CSA Research, có tới 76% người mua sắm trực tuyến thích mua các sản phẩm có mô tả bằng ngôn ngữ mẹ đẻ của họ. Điều này cho thấy tầm quan trọng của việc sử dụng ngôn ngữ địa phương trong các chiến lược marketing và mô tả sản phẩm.
Đối với người bán POD, việc tích hợp các yếu tố văn hóa đặc trưng của từng khu vực vào sản phẩm không chỉ giúp gia tăng sự kết nối với khách hàng mà còn cải thiện đáng kể tỷ lệ chuyển đổi. Các sản phẩm được cá nhân hóa như mug, áo Tshirt, hay đồ trang trí nhà với tên hoặc cụm từ quen thuộc của địa phương không chỉ đáp ứng nhu cầu mà còn mang lại cảm giác độc đáo, khiến khách hàng cảm thấy sản phẩm được thiết kế riêng cho họ.
Nhu cầu tính bền vững cao
Người tiêu dùng châu Âu ngày càng chú trọng đến ảnh hưởng của thói quen tiêu dùng lên môi trường, điều này đã thúc đẩy sự ra đời của các chính sách và quy định khuyến khích tính bền vững trên toàn châu Âu. Dù các quy định có thể hướng đến việc tạo ra một tiêu chuẩn chung cho các sản phẩm thân thiện với môi trường, nhưng thực tế cho thấy hành vi và thái độ của người tiêu dùng vẫn có sự khác biệt giữa các quốc gia.
Một nghiên cứu của Forrester đã khảo sát mức độ quan tâm đến “sản phẩm xanh” của người tiêu dùng EU và mang lại những thông tin giá trị về mức độ quan tâm đến tính bền vững của người dân ở từng khu vực, giúp người bán hàng POD có thể điều chỉnh sản phẩm và chiến lược tiếp thị sao cho phù hợp như sau:
- Người tiêu dùng Ý nổi bật với ý thức bảo vệ môi trường cao nhất, dẫn đầu về tỷ lệ Green Actives (những người chủ động bảo vệ môi trường) và tỷ lệ Non-Greens (những người không quan tâm đến môi trường) thấp nhất, tiếp theo là Tây Ban Nha và Pháp.
- Người tiêu dùng Tây Ban Nha đặc biệt nhiệt tình với các sản phẩm xanh. Họ sẵn sàng chi trả cao hơn cho sản phẩm thân thiện môi trường và rất chú trọng tìm hiểu tác động của sản phẩm, dịch vụ mình mua. Bao bì không thể tái chế hay phân hủy khiến họ thất vọng.
- Người tiêu dùng Pháp chủ yếu thuộc nhóm Dormant Greens (người tiềm ẩn bảo vệ môi trường), nhưng vẫn có ý thức nhất định về tính bền vững. Cứ 5 người thì có 1 người cảm thấy nỗ lực giảm tác động môi trường là không đáng.
- Trong khi đó, người tiêu dùng Đức và Anh có ý thức bảo vệ môi trường thấp hơn. Đức có tỷ lệ Non-Greens cao nhất, còn Anh đứng đầu về tỷ lệ Convenient Greens (những người ưu tiên sự tiện lợi hơn tính bền vững). Người Anh cũng thường chọn sản phẩm giá rẻ hơn là sản phẩm thân thiện môi trường.
Nghiên cứu của Forrester cũng làm sáng tỏ những bất ngờ liên quan đến tuổi tác và hành vi “xanh” ở châu Âu. Mặc dù thường được truyền thông và doanh nghiệp gọi là “thế hệ vì môi trường,” Gen Z (sinh từ 1997 đến 2012) thực tế không phải là nhóm chủ động bảo vệ môi trường nhất. Họ có ý thức cao về vấn đề môi trường nhưng lại ưu tiên trải nghiệm mua sắm nhanh chóng, tiện lợi. Dù yêu cầu sản phẩm bền vững, Gen Z vẫn là nhóm khách hàng chính của thời trang nhanh, và thường lựa chọn các sản phẩm có giá cả hợp lý hoặc tính năng cao hơn các sản phẩm thân thiện môi trường.
Ngược lại, các thế hệ lớn tuổi hơn lại có xu hướng thuộc nhóm Active Greens (người chủ động bảo vệ môi trường) nhiều hơn so với nhóm Convenient Greens (người ưu tiên tiện lợi). Dù cũng có tỷ lệ Non-Greens cao hơn, thế hệ Silent vẫn nổi bật với tỷ lệ Active Greens cao hơn hẳn Gen Z. (Thế hệ Silent là những người sinh từ năm 1928 đến 1945, được biết đến với lối sống thận trọng, tiết kiệm và thường đề cao các giá trị truyền thống.) Điều này phần nào được lý giải bởi họ có nhiều thời gian và tài chính để hành động dựa trên các giá trị mà con cháu truyền đạt.
Những kỳ vọng về tính bền vững từ người tiêu dùng EU là cơ hội lớn cho các nhà bán hàng POD. Việc sử dụng vật liệu thân thiện môi trường và cung cấp bao bì bền vững có thể giúp xây dựng niềm tin và sự trung thành từ khách hàng. Tuy nhiên, mức độ nhấn mạnh yếu tố xanh cần được điều chỉnh phù hợp với từng nhóm đối tượng khách hàng.
Nhạy cảm về giá và nhận thức giá trị
Người tiêu dùng châu Âu thường rất cân nhắc về giá cả, nhưng điều đó không có nghĩa là họ luôn chọn sản phẩm rẻ nhất. Họ đề cao chất lượng và độ bền, sẵn sàng chi trả nhiều hơn cho những sản phẩm mà họ coi là một khoản đầu tư lâu dài.
Chẳng hạn, tại Đức, người tiêu dùng thường ưu tiên các sản phẩm chất lượng cao, bền vững, hơn là những món đồ dùng một lần. Họ coi trọng giá trị sử dụng lâu dài và khả năng tiết kiệm trong tương lai. Văn hóa tiêu dùng này phản ánh sự tỉ mỉ, kỷ luật, và tư duy hướng đến sự bền vững của người Đức.
Do đó, các doanh nghiệp POD có thể tập trung vào việc cung cấp các thiết kế mang tính bền vững, sử dụng vật liệu cao cấp và các sản phẩm có độ bền cao. Giới thiệu những sản phẩm này như là lựa chọn thông minh, vừa tiết kiệm về lâu dài vừa thân thiện với môi trường, sẽ giúp thu hút nhóm khách hàng này một cách hiệu quả.
Bối cảnh Thương mại Điện tử Đang Thay Đổi của EU
Dù Vương quốc Anh đã chính thức rời khỏi Liên minh Châu Âu vào năm 2020, Thị trường Chung EU vẫn giữ vững vị thế là trụ cột của thương mại điện tử châu Âu. Với tỷ lệ người dùng internet và mua sắm trực tuyến ngày càng tăng, nền kinh tế số tại EU tiếp tục phát triển mạnh mẽ. Thương mại điện tử tại EU không chỉ tập trung vào mua sắm nội địa mà còn mở rộng mạnh mẽ xuyên biên giới.
- Năm 2024, có đến 93% dân số từ 16-74 tuổi truy cập internet, tăng so với 87% vào năm 2019 (nguồn: Eurostat, Datareportal, Statista, Các báo cáo Thống kê Quốc gia).
- Cũng trong năm 2024, 71% dân số trong độ tuổi này mua sắm trực tuyến, so với 60% vào năm 2019.
- Năm 2023, 83% giao dịch đến từ các nhà bán lẻ nội địa, 33% từ các nhà bán lẻ khác trong EU, và 20% từ các nhà bán lẻ ngoài EU (nguồn: Eurostat).
Các thị trường lớn tại EU:
Đức
Là nền kinh tế đầu tàu châu Âu, người tiêu dùng Đức rất coi trọng chất lượng, hiệu quả và độ tin cậy khi mua sắm trực tuyến. Đây là thị trường cạnh tranh cao, đòi hỏi các doanh nghiệp phải cung cấp sản phẩm và dịch vụ xuất sắc.
- Dân số năm 2024: 84,5 triệu
- Dự kiến quy mô thị trường 2028: 131,9 tỷ USD
Pháp
Thương mại điện tử tại Pháp phát triển mạnh nhờ vào cơ sở hạ tầng kỹ thuật số tốt và tầng lớp tiêu dùng giàu có. Người Pháp yêu thích các sản phẩm cao cấp và chất lượng.
- Dân số: 66,5 triệu
- Dự kiến quy mô thị trường 2028: 83,9 tỷ USD
Tây Ban Nha
Thị trường mua sắm online tại Tây Ban Nha đang tăng trưởng nhanh, với các lĩnh vực thời trang, hàng gia dụng và điện tử chiếm ưu thế.
- Dân số: 47,9 triệu
- Dự kiến quy mô thị trường 2028: 52,5 tỷ USD
Các thị trường nhỏ tiềm năng:
Ba Lan
Một nền kinh tế đang phát triển với dân số trẻ, am hiểu công nghệ, là mảnh đất màu mỡ cho thương mại điện tử.
- Dân số: 38,5 triệu
- Dự kiến quy mô thị trường 2028: 40,8 tỷ USD
Thụy Điển
Người tiêu dùng Thụy Điển khó tính, chú trọng đến chất lượng và tính bền vững, nhưng cũng sẵn sàng chi tiêu cho các sản phẩm đáp ứng tiêu chuẩn cao.
- Dân số: 10,6 triệu
- Dự kiến quy mô thị trường 2028: 16,1 tỷ USD
Ý
Thị trường Ý đang chuyển mình mạnh mẽ nhờ vào quá trình số hóa và tỷ lệ người dùng internet ngày càng cao.
- Dân số: 59,3 triệu
- Dự kiến quy mô thị trường 2028: 53,8 tỷ USD
Các số liệu này cho thấy sự phát triển không ngừng của thương mại điện tử tại EU, mang lại cơ hội lớn cho các doanh nghiệp POD muốn mở rộng và khai thác các thị trường tiềm năng trong khu vực.
Tận Dụng Mother’s Day và Father’s Day Cho Chiến Lược Marketing Quanh Năm
Các lễ kỷ niệm Ngày Của Mẹ (Mother’s Day) và Ngày Của Cha (Father’s Day)được tổ chức vào những thời điểm khác nhau tuỳ theo nước trên khắp châu Âu, tạo cơ hội độc đáo để các nhà bán hàng POD khai thác những ngày lễ này suốt cả năm. Dưới đây là một số chiến lược kinh doanh hiệu quả cho những dịp đặc biệt này:
Chiến lược bán hàng Mother’s Day theo vùng
Ngày Của Mẹ tại châu Âu diễn ra từ tháng 3 đến tháng 5, tùy thuộc vào từng quốc gia. Ví dụ, nước Anh tổ chức “Mothering Sunday” vào tháng 3, khác với phần lớn các nước khác thường tổ chức vào tháng 5. Tây Ban Nha kỷ niệm vào Chủ nhật đầu tiên của tháng 5, trong khi Pháp chọn Chủ nhật cuối cùng của tháng 5. Sự khác biệt này giúp các bạn có thể thiết kế các chiến dịch riêng biệt, phù hợp với từng thị trường và thời điểm cụ thể.
Những món quà phổ biến trong dịp này thường là trang sức cá nhân hóa, tranh canvas treo tường, và các món quà ý nghĩa khác. Cung cấp tùy chọn cá nhân hóa, như thêm tên hoặc câu nói yêu thích của mẹ, sẽ giúp món quà trở nên đặc biệt và thu hút hơn.
Chiến dịch bán hàng Father’s Day trên toàn EU
Lễ kỷ niệm Ngày Của Cha ở châu Âu có sự khác biệt đáng kể giữa các quốc gia. Đức tổ chức vào ngày Thăng Thiên (Ascension Day) vào tháng 5, đây là một ngày lễ quốc gia. Trong khi đó, UK, Pháp và nhiều quốc gia khác kỷ niệm Ngày Của Cha vào tháng 6. Sự khác biệt này cho phép các doanh nghiệp POD triển khai các chương trình khuyến mãi và chiến dịch lễ hội liên tục, giúp chiến dịch Father’s Day duy trì sức hút trong nhiều tháng.
Những món quà phổ biến cho dịp này thường bao gồm áo thun Tshirt tùy chỉnh với thiết kế đặc trưng của từng khu vực, cốc cá nhân hóa, tất, hoặc phụ kiện công nghệ. Các sản phẩm mang tính hài hước hoặc thông điệp cá nhân hóa, chẳng hạn như dòng chữ “Best Dad” bằng ngôn ngữ địa phương, có thể tạo sự hấp dẫn đặc biệt với từng nhóm khách hàng.
Những biến thể đặc biệt theo vùng
Bên cạnh Mother’s Day và Father’s Day, một số quốc gia châu Âu còn có các ngày lễ gia đình đặc biệt. Chẳng hạn, Phần Lan kỷ niệm “Ngày Gia đình Phần Lan”- “Day of the Finnish Family”vào Chủ nhật thứ hai của tháng 5, nhằm tôn vinh tất cả các thành viên trong gia đình. Đây là cơ hội tuyệt vời để POD khai thác với các sản phẩm hướng đến gia đình, như Tshirt, sweatshirt hay hoodie đồng phục gia đình, mug cá nhân hóa, hoặc đồ trang trí nhà, giúp khách hàng thể hiện niềm tự hào gia đình một cách ý nghĩa.
Tối ưu chiến lược kinh doanh Print-on-Demand tại EU
Thị trường thương mại điện tử EU là mảnh đất màu mỡ cho việc kinh doanh POD nếu bạn nắm bắt được thói quen tiêu dùng đa dạng của người dân nơi đây. Bằng cách tận dụng dữ liệu về xu hướng tăng trưởng, sử dụng các nền tảng phổ biến và hiểu được kỳ vọng của người tiêu dùng, các bạn có thể điều chỉnh sản phẩm sao cho phù hợp với thị hiếu người mua sắm châu Âu. Từ các chiến dịch bán hàng theo dịp lễ như Ngày Của Mẹ, Ngày Của Cha đến những chiến lược nhắm theo sở thích từng khu vực, EU mang đến cơ hội lớn để phát triển và xây dựng lòng trung thành từ khách hàng.
Khi mở rộng kinh doanh POD tại châu Âu, việc hiểu và áp dụng những đặc điểm cũng như sở thích độc đáo của người tiêu dùng sẽ giúp bạn định hình chiến lược bán hàng hiệu quả. Dù thị trường EU có nhiều khác biệt so với các khu vực khác, nhưng với cách tiếp cận đúng đắn, đây sẽ là một điểm đến đầy tiềm năng mà bạn không nên bỏ qua.
Tham gia nhóm Facebook của Dreamship và đăng ký nhận bản tin để có thêm những tips và insight hữu ích về cách tăng doanh số bán hàng mỗi tháng. Hãy để team Dreamship đồng hành cùng bạn trong việc chinh phục và mở rộng thị trường.
Chúc bạn luôn đắt hàng!
🎯 Link trải nghiệm miễn phí 7 ngày Dreamship Plus: https://drm.sh/848d